![]() ![]() Ngày 29.9, trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết đề thi THPT quốc gia năm tới sẽ được thiết kế nhằm đánh giá mức độ học vấn phổ thông, gồm các câu hỏi mức độ cơ bản và một số câu hỏi có tác dụng phân hóa.
![]() Bộ GD-ĐT tổ chức thi ĐH là phạm luật Đầu tuần qua, tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, kỳ thi năm tới sẽ không phải để phục vụ mục tiêu “2 trong 1” mà chủ yếu để xét tốt nghiệp. Các trường ĐH có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển hay dùng các phương thức khác. Trong buổi gặp mặt với báo chí tại TP.Vũng Tàu ngày 29.9, ông Mai Văn Trinh cho rằng kỳ thi được xây dựng trên Nghị quyết 29 với nội dung đổi mới kỳ thi xét tốt nghiệp theo hướng giảm áp lực, tốn kém nhưng đảm bảo độ trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, đồng thời làm cơ sở để tuyển sinh ĐH và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp. “Tại sao để xét công nhận tốt nghiệp? Vì luật Giáo dục quy định học hết 12 năm, các em đủ điều kiện phải dự một kỳ thi xét tốt nghiệp THPT. Còn luật Giáo dục ĐH quy định các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh. Vì thế, Bộ GD-ĐT tổ chức thi ĐH là phạm luật”, ông Trinh giải thích thêm. Ông Trinh cho biết: “Nếu kỳ thi này còn đủ đảm bảo độ tin cậy, phân hóa được thì các trường ĐH sẽ sử dụng kết quả. Việc sử dụng kết quả của các trường rất đa dạng. Nhiều trường chỉ dùng làm sơ tuyển, nhiều trường kết hợp cả phỏng vấn, đánh giá năng lực…”. Tuy nhiên, ông Trinh cho rằng như vậy vẫn chưa đầy đủ mục tiêu của kỳ thi. Mục tiêu quan trọng là điều chỉnh quá trình dạy học. “Trước đây, nếu không thi, chất lượng môn giáo dục công dân, lịch sử chưa được như các năm vừa rồi”, ông Trinh khẳng định. Ông Trinh cũng cho biết đề thi đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp là cơ bản. Năm 2018, một trong những điều mà kỳ thi bị đánh giá chưa được là đề thi có một số câu hỏi quá khó, không phù hợp sứ mệnh của kỳ thi. “Đề cho kỳ thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp và làm cơ sở tuyển sinh ĐH, CĐ. Do vậy, đề thi thiết kế để đánh giá mức độ học vấn phổ thông, gồm các câu hỏi ở mức độ cơ bản và một số câu hỏi có tác dụng phân hóa. Bộ sẽ sớm ban hành đề tham khảo để học sinh tiếp cận”, ông Trinh cho biết. Tăng cường vai trò của trường ĐH Liên quan đến những thay đổi của kỳ thi năm 2019, ông Trinh cho biết sẽ nâng cao vai trò tham gia của các trường ĐH. Chẳng hạn, có thể quy định rõ hơn các khâu như phó trưởng điểm thi đến từ các trường ĐH sẽ làm những việc cụ thể hơn các năm trước để làm rõ trách nhiệm, phát huy thêm vai trò, hoặc là vai trò của các trường ĐH trong việc chấm thi. Trường THPT Long Thạnh (Nguồn: Báo thanh niên online)
Tin liên quan:
> Hôị nghị triển khai nhiệm vụ Giáo dục trung học, Giáo dục thường xuyên năm... > Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc tổ chức một kỳ thi được sự đồng thuận... > Thư của Chủ tịch nước nhân dịp khai giảng Năm học mới > Bộ GD-ĐT chốt phương án một kỳ thi quốc gia > Thi cụm địa phương vẫn có cửa vào ĐH Gửi ý kiến nhận xét về bài viết: thông báo
THỜI KHÓA BIỂU KHỐI BUỔI SÁNG (6,7,8,9,10,11,12), BẮT ĐẦU TỪ HỌC KỲ 2 NĂM HỌC...
QUY CHẾ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH NĂM HỌC 2020 - 2021 05 DẤU ẤN NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG THCS - THPT LONG THẠNH NĂM 2020 TRƯỜNG THCS-THPT LONG THẠNH BÀN GIAO “NGÔI NHÀ VÌ BẠN” NĂM 2021 Lễ bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Đặng Ngọc Mai có... Thư viện tài liệu online
Thống kê
|